in

Vì sao VeChain là dự án rất dài hạn ?

Bài chia sẻ của bạn Mạnh Tùng trong group Vietnamese crypto-watchers in Finland và được tổng hợp lại bởi Cointot.net về các lý do vì sao Vechain Thor (VET, hay VEN theo tên cũ) nên là khoản đầu tư lâu dài của bạn. Bài viết được đăng tải vào ngày 02/04/2018 nên tất cả sự kiện, dữ liệu nhắc đến trong bài đều ở khoảng thời gian đó.

Tại sao dự án này rất dài hạn?

5 hình ảnh mình đính kèm trong bài này là slide lấy từ bài thuyết trình của Giám đốc hoạt động (COO) Kevin Feng Vechain trong chương trình Blockchain Night ở Seoul (Hàn Quốc). Trước đây, mình cũng từng đề cập một lần về giai đoạn phát triển của Vechain phải từ 2022 và 2025 mới có thể được coi là trưởng thành. (Nội dung bài viết của bạn Mạnh Tùng về giai đoạn phát triển hoàn thiện của Vechain sẽ được đăng tải sau, các bạn vui lòng chờ)

Bây giờ tạm quên chuyện giá token, rồi thì đẻ ra được bao nhiêu Thor, hay giá Thor sau như thế nào đi. Mình hy vọng những bạn đầu tư vào dự án hãy tập trung vào tầm nhìn, định hướng và cách làm của Vechain. Hiểu, tin tưởng thì mới có cơ sở đầu tư. Tụi mình không phải người mua bán qua lại ngày này sang ngày khác.


​Ảnh 1

Chúng ta cần phải hiểu là mảng kinh doanh cốt lõi của Vechain Blockchain là dành cho giới doanh nghiệp. Đây là một trong số rất ít những dự án B2B không phụ thuộc vào việc quảng cáo truyền miệng (viral), hay chờ đợi những người dùng nhỏ lẻ (hay còn gọi là “cá con”) dùng dịch vụ của họ. Việc chúng ta scan để kiểm tra độ thật giả, hay lịch sử của sản phẩm là một việc rất rất nhỏ trong hệ sinh thái Vechain, mà mình scan còn không mất Thor.

Với hoạt động kinh doanh cốt lõi là cung cấp các giải pháp dựa trên nền tảng blockchain cho doanh nghiệp, vậy thì để doanh nghiệp họ dùng, giải pháp yêu cầu phải hiệu quả, chính xác và rất quan trọng là chi phí nó phải phù hợp và ước tính được. Mọi việc Vechain đang thiết kế ra là để cho các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hay làm các dịch vụ gián tiếp cần đến quản lý chuỗi cung ứng (supply chain) họ quan tâm, sử dụng, qua đó tạo nên một hệ sinh thái chung. Bài viết trước mình cũng đã dịch và giải thích kỹ về việc tại sao Vechain phải tạo ra một hệ sinh thái chung trên một blockchain đại chúng (Public Blockchain) cho mọi doanh nghiệp tham gia rồi, thì cái này mình không nói nhiều nữa. (Cũng như nội dung ở trên, post giải thích ở chỗ này của bạn Mạnh Tùng sẽ được xử lý và đăng tải lên từ từ nhé, các bạn vui lòng đợi )

Một điểm cực kỳ quan trọng của các giải pháp hướng đến doanh nghiệp là việc tốc độ áp dụng, sử dụng chậm hơn rất nhiều. Tại sao vậy?


Ảnh 2

Mình có một người bạn cũng đang làm ở một công ty cung cấp giải pháp quản lý Inventory cho Johnson & Johnson. Đây là công ty đã có giải pháp hoàn thiện rồi, Johnson & Johnson đã mua, thế nhưng chỉ riêng việc tư vấn, hướng dẫn giữa đội ngũ kỹ thuật của bên bạn mình với khách hàng đã vô cùng mất thì giờ. Chưa kể, sau khi đội ngũ kỹ thuật của khách hàng tạm nắm được, thì bản thân họ lại phải cần thời gian hướng dẫn quy trình mới cho bản thân đội nhân viên cũ. Và mọi thứ diễn ra không hề suôn sẻ: Nào là mỗi điểm lưu lại có một bản ghi nhận khác nhau, vấn đề về sáp nhập quy trình/dữ liệu mới với dữ liệu cũ, nhân viên già khó tính lười thay đổi…

Đấy là chỉ cho một hạng mục của một ngành, nhưng hãy xem Vechain hiện tại đang vô cùng tham vọng. Ta có thể thấy rất nhiều các dự án, các token có giá trị sử dụng (utility token) khác chỉ tập trung hoạt động trong một ngành với chức năng giới hạn gọn trong phạm vi đó. Ví dụ trong ngành ô tô: Porsche đang thí nghiệm với công nghệ blockchain qua XAIN, Mercedes Benz phát hành Mobicoin, hay car Vertical. Tuy nhiên, Vechain hiện tại đang chen chân vào rất nhiều ngành: hàng xa xỉ phẩm, thức uống, thời trang, ô tô, sản xuất dược phẩm, chuỗi cung ứng lạnh… Việc cùng một lúc triển khai giải pháp cho rất nhiều ngành khác nhau thì không thể nhanh được. Mọi thứ hiện tại mới chỉ dừng lại ở mức gọi là sau Proof-of-Concept (Bằng chứng Khái niệm) một chút.

Để lắp đặt hệ thống lại toàn bộ và làm hoàn toàn theo phương pháp quản lý, theo dõi ghi nhận qua blockchain, chắc chắn các doanh nghiệp họ chưa làm ngay. Tại sao?


Ảnh 3

Dữ liệu mới và dữ liệu cũ không dễ gì có thể sáp nhập lại được với nhau, nhất là với doanh nghiệp sản xuất và phân phối với quy mô lớn. Nếu họ có triển khai, thì có lẽ chỉ áp dụng và thử nghiệm tiếp ở các dòng sản phẩm mới tinh, không đụng chạm gì đến số liệu cũ. Ví dụ: Nhà thiết kế túi xách xa xỉ mà Vechain đang làm cùng, thử nghiệm loại chip khâu vào túi dùng tốt, không vấn đề gì rồi. Thì nếu là mình, mình cũng sẽ chỉ gắn chip ở những bộ sưu tập mới tinh, vì nó không phải sáp nhập lại dữ liệu cũ (thay vì 1 bộ sưu tập đang bán, bây giờ tự dưng gắn chip vào thì nửa nọ nửa kia khó quản lý). Về mặt marketing, nó cũng hợp lý hơn. Họ có thể tuyên bố là dòng túi xách mới được áp dụng kỹ thuật mới, mọi khách hàng có thể sử dụng app để kiểm tra. Điều này vừa giúp quan sát được mật độ sử dụng và sự quan tâm của khách hàng, vừa không phải đầu tư quá lớn, quá vội. Nếu bây giờ bùng một cái một dòng túi đang bán chạy 10 năm xong tự dưng năm 2018 dán chip luôn, thì khách dùng các dòng cũ có thể người ta sẽ kêu ca là bây giờ tôi chả biết thế nào, nhưng scan không ra thì đây là hàng tôi xịn hay dởm đây? Vậy nên để áp dụng được cả hệ thống sử dụng công nghệ mới, nó phải cần thời gian để chứng minh là nó thành công và hiệu quả rồi mới công bố phương thức mới dần dần, chứ không phải bộp cái là mình nghĩ nó dùng ngay được.

Ảnh 4

Mỗi ngành có một đặc thù riêng, bây giờ Vechain làm một lúc rất nhiều ngành như vậy, nhân lực chắc chắn sẽ bị phân tán nhiều. Mỗi ngành có một sự phức tạp riêng. Như cái túi xách bên trên còn là ví dụ đơn giản, bây giờ ta nói đến xe BMW. Vechain muốn làm hộ chiếu điện tử (Digital Passport) cho xe của BMW. Vậy thì sẽ có những nơi nào của BMW được quyền chỉnh sửa/tiếp cận (edit/access) thông tin của cái Passport đấy? Các trung tâm sửa xe ở các nước hay các khu vực không có trung tâm của BMW có được tiếp cận không? Phương thức quản lý thế nào? Rồi thiết bị dùng để tiếp cận sẽ phân phối cho ai? Vô cùng nhiều sự phức tạp. Giải pháp với BMW sẽ được chính BMW công bố cụ thể sau 2-3 tháng nữa.
Ngoài ra, Vechain còn áp dụng một mô hình quản lý và tính toán chi phí hoàn toàn mới: VET (hay VEN theo tên cũ) và Thor Token. Với nhiều doanh nghiệp lâu đời, đôi khi họ cảm thấy không thoải mái với sự phức tạp này. Xong một lượng không nhỏ VEN còn được nắm giữ bởi mấy ông “cá cơm” như chúng ta, cứ mua ra bán vào suốt ngày, chưa kể ảnh hưởng của thị trường tiền mã hóa nói chung, giá cả trồi sụt khó quản lý. Điều mà giới doanh nghiệp quan tâm là phải QUẢN LÝ được.
Ngoài đội ngũ kỹ thuật & nhà phát triển có sẵn, nếu các giải pháp của Vechain thành công thì còn phải thuê thêm một hằng sa các tư vấn viên kỹ thuật. Họ là người đứng giữa kỹ thuật và bán hàng, là người chăm sóc hỗ trợ khách hàng về cách áp dụng giải pháp.
Với tất cả những thứ nói trên, chúng ta đều cho rằng là mọi thứ đều suôn sẻ và sẽ thành công? Chưa chắc đâu. Một công nghệ mới hoàn toàn chưa ai làm, một giải pháp mới tinh, một hệ sinh thái và cách tính toán chi phí cũng hoàn toàn mới, chắc chắn trong quá trình vận hành sẽ còn nhiều vấn đề phát sinh chứ làm sao mà xuôi chèo mát mái được. Đây mới chỉ là một hãng startup thôi. Tất nhiên, đội ngũ Vechain toàn những người giàu kinh nghiệm trong ngành, nhưng không thể tránh các trở ngại được.

Ảnh 5

Ta đang thấy có rất nhiều mối quan hệ hợp tác (partnership), tuy nhiên chắc chắn ở thời điểm hiện tại thì mức độ và mật độ sử dụng dịch vụ nó chưa thể cao được. Đôi khi nhiều partnership không tốt bằng một partnership với một công ty lớn và họ thay đổi hoàn toàn hệ thống luôn, dùng giải pháp mới này cho toàn bộ sản phẩm của họ. Vì nếu một doanh nghiệp làm thế luôn, chứng tỏ giải pháp này vô cùng hiệu quả và tạo ra nhiều giá trị.
Chúng ta sở hữu VET Token là chúng ta đang sở hữu quyền truy cập của một hệ sinh thái mà chúng ta đánh giá là sẽ có nhu cầu cao trong tương lai. Đây lại là một hệ sinh thái của doanh nghiệp – toàn người lớn, người già, người có nhiều thứ để mất – và họ cẩn trọng.
Chúng ta không sở hữu bất kỳ cổ phần nào của doanh nghiệp Vechain cả. Nên đừng nghĩ mình nắm VET là mình có cổ phần của doanh nghiệp đó. Nếu cộng đồng quá tệ, Vechain hoàn toàn có thể vứt thẳng cái gọi là VET với chả Thor vào sọt rác, và làm một hệ sinh thái khác chỉ cho doanh nghiệp vào. Hãy nhìn ICO của Telegram đấy, gọi 1.7 tỉ USD chỉ cho các nhà đầu tư lớn vào, hơi đâu cho mấy ông “cò con pump and dump” suốt ngày chỉ mơ nhân vài lần tài khoản trong ngắn hạn. Chúng ta có mỗi việc giữ token chứ có làm cái gì đóng góp được cho hệ sinh thái đâu mà mong giá nó lên?

Xem thêm:

1. Tổng quan VeChain Thor – kế hoạch đổi thương hiệu của VeChain

2. Vechain (VEN) là gì ? Tìm hiểu tổng quan về Vechain

Qua đây, mọi người đừng nghĩ năm 2022 đến năm 2025 là dài. Giải pháp doanh nghiệp thì thế còn là nhanh. Hãy hiểu mình đang đầu tư vào cái gì. Đây không phải là cách làm giàu sau một đêm đâu. Mọi người đừng phụ thuộc vào việc có tin tốt là giá phải lên. Với sản phẩm của VeChain, không có tin tốt nào bằng được việc hệ sinh thái của họ có nhiều doanh nghiệp lớn tham gia, giao dịch và quản lí hệ thống doanh nghiệp trên đó.

– Tham khảo: Cointot.net –

[cryptothanks]
0 0 votes
Article Rating

Theo dõi
Thông báo về
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

HYIP: Báo cáo tổng hợp tuần số W.29/18 ngày 22/07/2018

[SCAM] CryptoArb là gì? Cùng tìm hiểu & kiếm tiền với hệ sinh thái của CryptoArb nhận lợi nhuận từ 10- 30%/tháng