in

Monero (XMR) là gì ? Tìm hiểu tổng quan về Monero

Monero (XMR) là gì ?

Monero (XMR) là một loại tiền kỹ thuật số mã nguồn mở được phát hành lần đầu tiên vào tháng 4/2014. Không như các loại tiền mã hóa khác phát triển dựa vào Bitcoin, Monero hoạt động dựa vào giao thức CryptoNote và sử dụng những thuật toán quan trọng liên quan đến blockchain. Monero tập trung vào tính riêng tư, phân cấp và khả năng mở rộng. Được sự hỗ trợ từ cộng đồng và Wladimir J. Van der Laan – người duy trì Bitcoin Core. Vốn hoá thị trường của Monero đã tăng gấp 30 lần trong năm 2016, từ 3,7 triệu USD vào tháng 12/2015 lên đến 111 triệu vào tháng 12/2016, một phần đến từ thị trường AlphaBay – chợ đen lớn nhất thế giới ngầm.

Lịch sử phát triển của Monero

Monero xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 18/04/2014 với tên gọi BitMonero, với chữ cái đầu là Bit (giống Bitcoin) và chữ cái sau là Monero (có nghĩa là đồng tiền trong tiếng Esperanto). Năm ngày sau khi phát hành, BitMonero được đổi tên thành Monero. Được xem như một phân nhánh của CryptoNote dựa vào đồng ByteCoin, tuy nhiên Monero có sự thay đổi khác biệt.

+ Thứ nhất, chỉ tiêu cho thời gian mỗi khối giảm từ 120s xuống còn 60s.

+ Thứ hai, thời gian phát hành khối giảm 50%

+  Ngoài ra đội ngũ phát triển của Monero nhận thấy có nhiều đoạn mã chất lượng kém và sau đó đã viết lại mã tối ưu hơn.

Sẽ có 18.4 triệu đồng XMR được khai thác trong vòng 8 năm. Sau đó là chu kỳ phát hành 0.6 XMR mỗi 2 phút/khối, điều này tạo ra hằng số lạm phát ở mức 1%.

Vì Monero không dựa theo Bitcoin nên không thể tận dụng những lợi thế công nghệ blockchain của Bitcoin. Do đó mọi thứ phải được xây dựng ngay từ đầu. Giao dịch Monero mất nhiều dung lượng trong blockchain hơn Bitcoin nên rất tốn kém để có thể chạy full node.

Tính năng nổi bật

1. Khó có thể bị tấn công

Blockchain của Monero là một hệ thống chứa bản sao của tất cả các lịch sử giao dịch trên hệ thống mạng Monero. Cứ hai phút lại có một block mới được thêm vào blockchain với thông tin giao dịch mới nhất. Chuỗi này cho phép mạng Monero xác minh số lượng tiền giao dịch và làm cho nó khó có thể bị tấn công.

2. Bảo vệ sự riêng tư

Blockchain của Monero bảo vệ sự riêng tư theo ba cách :

  • Chữ ký vòng cho phép người gửi “giấu mình” trong số các các đầu ra giao dịch khác,
  • Các địa chỉ tàng hình ẩn địa chỉ nhận của giao dịch
  • Và RingCT ẩn số tiền giao dịch.

Kết quả là, Monero có tính năng blockchain mờ (Opaque Blockchain). Điều này là tương phản sắc nét với blockchain minh bạch và theo dõi được, sử dụng bởi Bitcoin.

3. Mọi đồng Monero đều có thể thay thế cho nhau

Monero cho phép các giao dịch được mặc định là riêng tư nên các đồng Monero đều tương đương nhau, có nghĩa là mọi đồng Monero đều có thể thay thế được cho nhau.

Mỗi đồng Monero không thể bị các nhà cung cấp hoặc sàn giao dịch cấm vì nó không thể hiện lịch sử của các giao dịch trước đó, đồng nghĩa với việc Monero sẽ luôn được chấp nhận mà không có nguy cơ bị kiểm duyệt.

4. Thanh toán nhanh, chi phí thấp và an toàn

Monero có thể được sử dụng như một phương tiện thanh toán ở bất cứ đâu trên thế giới với chi phí thấp, nhanh chóng và an toàn.

Trong khi người dùng Bitcoin phải trả phí chuyển khoản (wire transfer) thì Monero lại hoàn toàn không tồn tại khoản phí này. Nhờ đó, người dùng của Monero sẽ không có rủi ro gian lận bồi hoàn và cũng không có quá trình trì hoãn dài ngày.

Hơn nữa, Monero còn được đảm bảo an toàn từ quá trình kiểm soát vốn với những biện pháp hạn chế dòng chảy của các loại tiền tệ ở các nước đang bất ổn về kinh tế.

5. Cơ chế đào bình đẳng

Monero sử dụng thuật toán để CPU tối ưu hóa PoW (bằng chứng công việc), liên tục điều chỉnh độ khó đào và các thuật toán phù hợp với khả năng mở rộng của kích thước khối.

Như vậy, Monero được thiết kế để chống lại các máy đào tiền điện tử chuyên dụng (ASIC).

Nó có thể được đào một cách khá hiệu quả bằng các phần cứng dân dụng như CPU x86, x64, ARM thậm chí cả các GPU dân dụng, có nghĩa là bất kì ai có máy tính đều có thể đào Monero.

Đội ngũ phát triển của Monero

Monero không được quản lý bởi bất cứ tổ chức hay cơ quan trung ương nào. Một đội ngũ nòng cốt gồm 7 người trông coi sự phát triển, nghiên cứu và bảo trì dự án. Bảy thành viên này đã thực hiện dự án bằng tiền của mình.

Trong nhóm 7 thành viên cốt lõi này, hai thành viên đã tiết lộ danh tính của họ. Phần còn lại của các thành viên vẫn chưa muốn công khai. Hai thành viên được biết đến là David Latapie và Riccardo Spagni.

Những thành viên khác được biết đến với bí danh: Smooth, TacoTime, Othe, Eizh, Noodle,… Ngoài đội ngũ nòng cốt, còn có Phòng thí nghiệm Monero gồm các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về toán học và tiền kỹ thuật số.

Nhóm cốt lõi

Riccardo đến từ Nam Phi, mang đến cho bạn một sự nhạy bén về kinh doanh và sự hiểu biết sâu sắc về tiền kỹ thuật số, phát triển phần mềm và mật mã học. Ông đã tham gia vào các dự án liên quan đến tiền kỹ thuật số kể từ năm 2012.

Francisco (Canada) có bằng Tiến sĩ Vật lý. Ông đã tích cực nghiên cứu và đầu tư vào tiền kỹ thuật số, kể từ năm 2011, và tập trung vào các khía cạnh kinh tế, xã hội, quy định và lâu dài của các đồng tiền này.

smooth (smooth@getmonero.org): Một nhà phát triển phần mềm, nhà doanh nghiệp và nhà đầu tư, smooth đã tham gia vào một số dự án tiền kỹ thuật số kể từ năm 2011, bao gồm phát triển sàn trao đổi đa tiền đầu tiên (ban đầu hỗ trợ Bitcoin và Namecoin). Nhờ sự tham gia lâu năm của ông trong cộng đồng tiền kỹ thuật số, ông được nhiều người biết đến và tin tưởng.

Othe (othe@getmonero.org) ( Đức): Othe đã quan tâm đến tiền kỹ thuật số kể từ đầu năm 2011. Hiện ông đang làm tư vấn độc lập cho các doanh nghiệp khác nhau liên quan tới tiền kỹ thuật số. Ông được biết đến với công việc trước đây như là một nhà phát triển cốt lõi của Vertcoin.

luigi1111 (luigi1111@getmonero.org): Đến từ vùng Trung Tây, Hoa Kỳ, luigi1111 là một quản trị viên hệ thống hằng ngày. Ông đã tích cực tham gia vào một số đồng tiền điện tử từ năm 2013, ông thích mật mã học, xác suất, và ngữ pháp tiếng Anh.

Tacotime (tacotime@getmonero.org): Một người đam mê Tin sinh học và là nhà phát triển phần mềm đến từ Toronto, ông đã từng tham gia vào thế giới tiền kỹ thuật số kể từ năm 2011. Ông nổi tiếng nhờ công việc của mình trên MC2, một đồng liền lai PoS / PoW , và những đóng góp của ông cho các dự án Conformal khác, chẳng hạn như btcd.

NoodleDoodle (noodledoodle@getmonero.org): Một cựu kỹ sư của Thung lũng Silicon, NoodleDoodle là một nhà phát triển phần cứng và phần mềm dày dạn kinh nghiệm. Ông bắt đầu đến với tiền điện tử vào năm 2012 và hiện đang dành thời gian của mình để làm việc về “công nghệ hàng không vũ trụ” cho một trường đại học.

Các nhà nghiên cứu

– Surae Noether: Nhà nghiên cứu hàng đầu của Phòng nghiêm cứu Monero, Surae có bằng tiến sĩ về Toán học và mang lại sự hiểu biết phong phú về mật mã và đại số đồng điều.

– Sarang Noether: Sau khi hoàn thành chương trình Thạc sĩ về Toán học, Sarang hiện đang hoàn thành bằng tiến sĩ về Vật lý, trong khi dành thời gian cho sự tiến bộ của nghiên cứu Monero.

– Shen Noether (trước đây) Một sinh viên tốt nghiệp tập trung vào hình học đại số.

Và cùng rất nhiều những sự đóng góp khác cho Monero từ khi bắt, bao gồm: zone117x, LucasJones, wolf`, Giáo sư David Andersen, ví42, Neozaru, Gingeropolous, cAPSLOCK, và nhiều người khác.

Đánh giá Monero

Monero là một cách tiếp cận độc nhất trên thế giới tiền kỹ thuật số, cung cấp một loại tiền kỹ thuật số riêng tư được bảo mật và không thể tra cứu được. Monero có thể truy cập được tới tất cả mọi người và mã nguồn mở, cho phép mọi người trở thành ngân hàng của riêng họ.

Với Monero, mỗi người dùng là người duy nhất kiểm soát và chịu trách nhiệm về các quỹ của chính mình.

Với Monero, người dùng không phải lo lắng về các khoản bồi hoàn gian lận hay thời gian nắm giữ tài sản. Cũng không có kiểm soát vốn, các biện pháp mà có thể hạn chế lưu lượng cho các loại tiền tệ truyền thống ở những khu vực có sự ổn định về kinh tế. Thay vào đó, bạn hoàn toàn kiểm soát tiền của bạn.

Giá trị hiện tại của Monero

 

Kênh truyền thông của Monero

– Nguồn : Tổng hợp –

[cryptothanks]
0 0 votes
Article Rating

Theo dõi
Thông báo về
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Stellar Lumens (XLM) là gì ? Tìm hiểu tổng quan về Stellar

Vechain (VEN) là gì ? Tìm hiểu tổng quan về Vechain