non fungible token la gi
in

NFT là gì? Giải mã “cơn sốt” NFT đang gây chấn động toàn cầu

Hãy nhìn bức tranh bên dưới, bạn có tin giá trị của nó là 1,600 tỷ VNĐ không?

buc tran nft the first 5000 daysBức tranh NFT đắt nhất thế giới “Everydays: The First 5000 Days”. Ảnh: The Verge

Đây là bức tranh ghép kỹ thuật số “Everydays: The First 5.000 Days” dưới dạng NFT của nghệ sĩ Beeple được bán với mức giá 69,3 triệu USD (~1,600 tỷ VNĐ).

Công ty Sky Mavis với tựa game NFT Axie Infinity đình đám toàn cầu đã trở thành kỳ lân số 3 của Việt Nam với định giá lên đến 3 tỷ USD chỉ sau hơn 3 năm thành lập. Hay Hoạ sĩ nhí Xèo Chu đã thu về gần 23.000 USD cho bức tranh “Hoa mai may mắn” trên sàn NFT. Có thể bạn đã bắt gặp đâu đó những thông tin trên khi dạo chơi Internet, và bạn tự hỏi: “NFT là gì mà có “giá” như vậy?” hoặc cũng có thể bạn chưa biết gì về NFT. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về “cơn sốt” gần đây khiến cả thế giới quan tâm.

NFT là gì?

NFT, viết tắt của Non-Fungible Token (tài sản không thể thay thế), là một nội dung số được xây dựng trên hệ thống chuỗi khối – blockchain, tương tự như Bitcoin hay Ethereum.

Để hiểu rõ hơn về NFT, chúng ta sẽ đi vào một vài thuật ngữ

  • Fungible (có thể thay thế được): bạn có thể hiểu đại khái là những thứ có giá trị trao đổi tương đương (interchangeable) thì được gọi là fungible. Ví dụ: tờ 500,000 VND thì có giá trị tương đương tờ 500,000 VND, bất kể cũ mới, số series khác nhau. Hay 1 lượng vàng có giá trị tương đương 1 lượng vàng khác. Trong crypto, thì 1 BTC = 1 BTC, 1 ETH = 1 ETH.
  • Non-fungible (không thể thay thế được): hiểu đơn giản là những thứ không thể trao đổi tương đương. Ví dụ: đôi sneakers ‘Nike Air Jordan 1’ được Michael Jordan mang năm 1985 (bán với giá 615,000 USD) không thể đổi tương đương với một đôi ‘Nike Air Jordan 1’ khác do người khác mang được. Thông thường, đặc tính ‘hiếm’ – rarity làm cho một thứ không có giá trị trao đổi tương đương, như các tác phẩm nghệ thuật.

Cách tạo ra NFT như thế nào?

Đầu tiên, người làm nội dung sẽ làm ra hình ảnh, tác phẩm nghệ thuật, nhạc, video,…bất kể thứ gì có thể làm trên máy tính.

Những thứ này sau đó sẽ được tải lên lên blockchain, sẽ đi kèm với metadata, gồm nhiều dữ liệu, nhưng quan trọng nhất là quyền sỡ hữu (ownership). Công đoạn đẩy lên blockchain được gọi là quá trình “mint” (đúc), mới biến một thứ thành NFT được. Với mỗi NFT sẽ được gắn với những dữ liệu riêng biệt, không hề giống nhau như: token ID, block number, transaction hash,…Hiểu đơn giản NFT là một chuỗi mã hóa trên blockchain chứa các metadata.

Vậy cùng 1 bức tranh, ví dụ ‘Everydays: The First 5000 Days’ của Beeple, tôi có thể tải về trên máy tính khác với bản gốc như thế nào?

Giống nhau: chất lượng hình ảnh, chắc chắn gần như tương đương nhau, nếu khác nhau thì chắc tuỳ nguồn bạn tải về. Ví dụ: bức tranh Mona Lisa bạn in ra từ internet, nhìn nó sẽ giống y chang tấm ở bảo tàng Lourve ở Pháp, thậm chí bạn in ra có khi còn nét hơn cả bản gốc.

Khác nhau: đặc trưng đó là cái tấm hình bạn tải về, đơn giản nó chỉ làm tấm hình, còn NFT của tấm hình đó đi kèm với quyền sở hữu, số lần được giao dịch, tất cả những thứ này được lưu trên blockchain, và không thể sửa đổi. Bạn có thể kiểm tra tất cả những thông tin này trên blockchain.

Với tác phẩm nghệ thuật ngoài đời bạn thấy trong bảo tàng, ví dụ bức tranh Mona Lisa chẳng hạn, bạn phải nhờ những chuyên gia, máy móc để kiểm tra liệu bức tranh này có phải là của Lenonardo da Vinci vẽ ra hay không. Đã vậy rất khó để biết bức tranh Mona Lisa này đã từng qua tay ai, bao nhiêu người.

Ứng dụng của NFT

NFT có thể được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, trong nghệ thuật (âm nhạc, video, tranh ảnh…), trò chơi điện tử (giao diện, vật phẩm game)… với bất cứ sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng kỹ thuật số.

Công nghệ chuỗi khối và NFT tạo điều kiện cho những người sáng tạo nội dung cơ hội để kiếm tiền từ sản phẩm của họ mà không phải qua bên thứ ba, nhờ đó, họ cũng trở nên “quyền lực” hơn với sản phẩm của mình. Game thủ có thể chơi game, chế tạo, trao đổi các vật phẩm và bán chúng; những bài hát, album đến với người nghe mà không phải qua Spotify, iTunes… điều này cho phép họ giữ được nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh đó, người sáng tạo cũng có thể được trả tiền bản quyền bất cứ khi nào sản phẩm của họ được bán lại cho chủ sở hữu mới.

Đối với người mua, đây là cơ hội để bạn có thể sưu tầm những sản phẩm độc đáo, giới hạn mà bạn muốn. Bạn có toàn quyền sử dụng, khai thác nó, hoặc thậm chí là bán lại; khác với khi bạn “mua” nhạc trên các nền tảng, bạn chỉ được quyền thưởng thức chứ không thể bán hay chuyển nhượng.

NFT là tài sản tương lai hay chỉ là bong bóng?

Thị trường NFT ngày càng trở nên hấp dẫn cùng với sự phát triển của công nghệ và sự phổ biến của khái niệm Vũ trụ ảo. Gần đây, tại Hội nghị Connect, Công ty Meta (Facebook) đã có đoạn video giới thiệu về Metaverse, trong đó nhắc đến NFT như một phần quan trọng của việc xây dựng vũ trụ ảo.

Hay nhóm nhạc Kpop BTS vừa công bố kế hoạch phát hành NFT của riêng họ. Theo đó, HYBE (công ty quản lý của BTS) sẽ phát hành thẻ ảnh của các thành viên dưới dạng NFT được bảo mật bằng blockchain, cũng như ra mắt truyện tranh, tiểu thuyết mạng và trò chơi điện tử liên quan đến BTS.

NFT 5Nhiều cảnh báo về việc NFT hiện tại chỉ như bong bóng đang chờ nổ. Ảnh: ShutterStock

Tuy nhiên, cũng giống như tiền ảo, tương lai của NFT vẫn là vấn đề không thể nói trước. Tính hợp pháp của NFT khiến nhiều người băn khoăn bởi chúng giao dịch trên hệ thống blockchain của tiền ảo, vốn vẫn chưa được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia. Việc không có cơ quan quản lý cũng khiến nó khó kiểm soát và nhiều rủi ro hơn. Bên cạnh đó, bất kì ai trên Internet đều có thể tạo ra NFT từ bất cứ thứ gì, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều token vô giá trị. Các tài sản NFT đang được định giá hoàn toàn chỉ dựa vào “niềm tin” chứ chưa có cơ chế nào phù hợp, cũng như không ai có thể đảm bảo rằng những đoạn mã token này sẽ tồn tại sau nhiều năm tới. Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về việc giá trị các NFT đang được “thổi” quá cao và cơn sốt NFT hiện tại chỉ như bong bóng đang chờ nổ.

Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề xoay quay NFT, nhưng không thể phủ nhận rằng, khi nền kinh tế số dần phát triển và trở thành xu hướng tất yếu, NFT vẫn sẽ tiếp tục thu hút nhiều sự quan tâm. Chắc chắn sẽ còn cần những tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về loại tài sản ảo này. Tuy nhiên, đối với UEHers – những nhà kinh tế tương lai, kiến thức về NFT cũng như tiền ảo có lẽ là sự trang bị cần thiết để hòa nhập và thích nghi với sự đổi mới nhanh chóng của xã hội. DSA mong rằng, bài viết sẽ mang đến những thông tin và hiểu biết cơ bản, để từ đó, các bạn có thể bước xa hơn nữa trên con đường chinh phục tri thức của mình.

– Nguồn: Tổng hợp Internet

0 0 votes
Article Rating

Theo dõi
Thông báo về
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Mới nhất
Cũ nhất Phổ biến
Inline Feedbacks
View all comments
raffy ai hyip

[SCAM – DỪNG ĐẦU TƯ] Raffy AI: Lợi nhuận 5%/ngày – Rút vốn bất kì – Hoàn trả 180% hoa hồng – Bảo hiểm 2,000$

mau boi thuong hyip 2021

HYIPCENTER4ME News: Bồi thường tổn thất tại dự án Quantar