Tài chính phi tập trung (Decentralized Finance – DeFi) đã và đang làm dậy sóng ngành công nghiệp tiền điện tử. Thậm chí, NASDAQ đã đưa ra một chỉ số tiền điện tử gọi là Defix, cho các dự án trong thị trường DeFi, theo dõi thông tin thời gian thực của các giao thức DeFi. Với tiềm năng to lớn và sự phát triển đầy tham vọng của các dự án liên quan trong vài tháng qua, người ta tin rằng DeFi chắc chắn có thể gây rối cho các tổ chức tài chính truyền thống, chỉ là vấn đề thời gian.
Sự phát triển công nghệ và việc áp dụng nhanh chóng của họ làm cho đây là thời điểm thích hợp để một hệ thống tài chính phi tập trung mới xuất hiện:
- Internet: 3,9 tỷ người dùng vào cuối năm 2018
- Sự phổ biến của điện thoại thông minh: 2/3 người không có máy tính có điện thoại di động
- Ngân hàng số: hơn 2 tỷ người dùng vào cuối năm 2018
- Bitcoin và Blockchain: sự xuất hiện của các chuỗi khối công khai mới
DeFi là gì?
DeFi đề cập đến một hệ sinh thái các ứng dụng tài chính được xây dựng trên công nghệ blockchain. Cụ thể hơn, DeFi là một phong trào mới có mục tiêu tạo ra hệ sinh thái dịch vụ tài chính mã nguồn mở, không cần sự cho phép, có tính minh bạch, dành cho tất cả mọi người và hoạt động mà không dựa vào bất kỳ một cơ quan tập trung nào. Người dùng sẽ duy trì toàn quyền kiểm soát tài sản của họ và tương tác với hệ sinh thái này thông qua các ứng dụng ngang hàng (P2P), và ứng dụng phi tập trung (Dapp).
Các dịch vụ/sản phẩm tài chính mà DeFi cung cấp rất đa dạng, bao gồm từ tài sản kỹ thuật số có thể đại diện hoặc không đại diện cho các tài sản thực, cho đến các hợp đồng tài chính thông minh có thể mô phỏng các sản phẩm phái sinh hiện hữu trong thị trường tài chính truyền thống.
DeFi được xem là nền tài chính đi ngược với mô hình tài chính truyền thống (CeFi – Centralized Finance) bao đời nay. Trong CeFi, bạn sẽ bàn giao quyền kiểm soát tài chính cho một bên khác (ngân hàng, các tổ chức tài chính) và tin rằng họ sẽ thực hiện việc quản lý tài sản của bạn tốt hơn chính bạn. Còn DeFi không nhằm mục tiêu tạo ra một hệ thống tài chính mới, mà là dân chủ hóa hệ thống hiện có và làm cho nó công bằng hơn, bằng việc sử dụng các giao thức mở và dữ liệu minh bạch.
Các ngân hàng thương mại là một thành phần của hệ thống tài chính tập trung bị kiểm soát bởi ngân hàng quốc gia:
Hệ thống tài chính phi tập trung lại trao quyền tiếp cận và làm chủ dòng tiền hơn, miễn họ có thể kết nối với Internet:
Sự khác biệt giữa DeFi và CeFi
Có 6 tính năng chính giúp hệ thống Defi có tính vượt trội, khác biệt với hệ thống Cefi (bị kiểm soát bởi cơ quan trung gian):
- Không được phép (Quyền tiếp cận): Bất kỳ ai trên thế giới cũng có thể kết nối với mạng
- Phân cấp: Hồ sơ được lưu giữ đồng thời trên hàng ngàn máy tính
- Không tin cậy: Một bên trung tâm không được yêu cầu để đảm bảo các giao dịch là hợp lệ
- Minh bạch: Tất cả các giao dịch đều có thể kiểm toán công khai
- Chống kiểm duyệt: Một bên trung tâm không thể làm mất hiệu lực giao dịch của người dùng
- Có thể lập trình: Các nhà phát triển có thể lập trình logic kinh doanh vào các dịch vụ tài chính chi phí thấp
Những thách thức đối với DeFi
DeFi quả là một thị trường đầy tiềm năng nhưng nó cũng tồn tại một số bất cập mà bạn phải biết trước khi muốn đầu tư vào chúng. Đó chính là:
- Hiệu suất kém: hệ thống blockchain vốn chậm hơn các mạng tập trung, và các ứng dụng được xây dựng trên mạng này cũng bị chi phối bởi điều này. Các nhà phát triển của các ứng dụng DeFi cần tính đến những hạn chế này và tối ưu hóa sản phẩm của họ cho phù hợp.
- Nguy cơ lỗi người dùng cao: Các ứng dụng DeFi chuyển trách nhiệm từ các trung gian sang người dùng. Đây có thể là một khía cạnh tiêu cực cho nhiều người. Việc thiết kế các sản phẩm có thể giảm thiểu rủi ro lỗi người dùng là một thách thức đặc biệt khó khăn khi các sản phẩm được triển khai trên các blockchain có tính chất bất biến.
- Trải nghiệm người dùng tiêu cực: Hiện tại, sử dụng các ứng dụng DeFi đòi hỏi thêm nỗ lực từ phía người dùng. Để các ứng dụng DeFi trở thành một yếu tố cốt lõi của hệ thống tài chính toàn cầu, chúng phải đem đến cho người dùng một lợi ích hữu hình nào đó để khuyến khích người dùng chuyển đổi từ hệ thống truyền thống.
- Hệ sinh thái lộn xộn: tìm được ứng dụng phù hợp nhất cho trường hợp sử dụng cụ thể có thể khó khăn và người dùng phải có khả năng tìm được ứng dụng phù hợp nhất. Sự khó khăn không chỉ ở việc xây dựng các ứng dụng mà còn ở chỗ chúng có thể phù hợp với toàn thể hệ sinh thái DeFi như thế nào.
Những ứng dụng của DeFi
Một số ứng dụng hiện tại của DeFi có thể kể đến như:
Thị trường tiền tệ phi tập trung
Vay và cho vay là lĩnh vực phát triển nhanh nhất của DeFi. Người dùng chỉ cần gửi tiền của mình và họ có thể kiếm lời từ những người khác vay tài sản của họ với lãi suất cao.
Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)
DEX cho phép bạn kiểm soát số tiền của mình trong khi trading các cặp token và vì chi phí bảo trì thấp hơn nên phí giao dịch sẽ thấp hơn. Các sàn giao dịch tập trung chia sẻ thông tin tài chính của bạn, và có nhiều rủi ro ủy thác hơn.
Stablecoin phi tập trung
Stablecoin là nền tảng của hệ sinh thái DeFi và nhiệm vụ của nó là loại bỏ sự biến động và đảm bảo sự ổn định. Một số dApp cho phép bạn gắn giá trị một stablecoin với một loại tiền tệ theo một tỷ lệ xác định trước.
Bảo hiểm phi tập trung
Để các khoản vay DeFi được an toàn thì hình thức thế chấp xuất hiện. Nhiều khoản vay được thế chấp quá mức khiến bên ngoài trông có vẻ hoàn toàn an toàn nhưng thật ra, nếu một tin tặc tìm thấy lỗi trong mã nguồn của một dApp, thì sẽ là khởi đầu của rất nhiều rủi ro mất tiền. Để giúp khắc phục điều này, các hình thức bảo hiểm DeFi khác nhau đang được phát triển.
Kết hợp
Một trong những tính năng thú vị nhất của các ứng dụng tài chính phi tập trung là nó có thể được kết hợp để tạo ra các sản phẩm hoàn toàn mới.
Ví dụ: một developer có thể kết hợp một stablecoin, với một sàn giao dịch phi tập trung, cùng với một tài sản tổng hợp để tạo thành một sản phẩm tài chính hoàn toàn mới! Có rất nhiều nền tảng đã được tạo ra để kết hợp với nhau hoặc được xây dựng dựa trên đó.
Coin nào là coin DeFi? Đầu tư DeFi như thế nào?
Hiện tại DeFi có thể nói là một xu hướng mới trong năm 2020. Do đó chắc chắn sẽ có rất nhiều người tìm hiểu xem DeFi là gì, cũng như các coin DeFi là những đồng nào. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những dự án lừa đảo, đa cấp, giả mạo xu hướng thật sự. Có rất nhiều dự án DeFi trên thị trường, bạn có thể nhìn thấy dưới đây:
Chúng tôi khuyến cáo bạn có thể theo dõi trang CoinMarketCap (https://coinmarketcap.com/defi/) để lọc ra những đồng coin DeFi. Sau đó đừng quên kết hợp đối chiếu lại thông tin, cũng như nghiên cứu sàn giao dịch mua bán và khối lượng giao dịch của những đồng coin này.
DeFi có phải là trò lừa đảo không?
Sức nóng của thị trường DeFi vẫn chưa hẳn sẽ dừng lại ở đó. Dường như lịch sử về một thời kỳ bùng nổ ICO năm 2017 đã quay trở lại. Theo đó, những dự án DeFi scam (lừa đảo) cũng đang len lỏi vào giữa cơn sóng lớn này để tranh thủ kiếm tiền từ thị trường.
Tiềm năng của DeFi
Tiềm năng của lĩnh vực DeFi có lẽ là điều không phải bàn cãi, dựa trên những thông tin và số liệu của DeFi Pulse về tài sản bị khoá trên các giao thức DeFi, chúng ta có thể thấy Tài chính Phi tập trung sẽ là tương lai tương lai của nền tài chính thế giới và nó chính là tiền đề để chúng ta bước vào nền Tài chính mở. Khi mọi người chán ghét sự tập quyền của hệ thống tài chính truyền thống, họ muốn sự tự do, không bị kiểm soát và đặc biệt là những người không có cơ hội tiếp cận với tài chính ngân hàng, chẳng hạn như công dân ở các quốc gia châu Phi, lúc này, họ sẽ có xu hướng chuyển sang DeFi để tự mình quản lý tài chính cá nhân, không cần phụ thuộc vào bên thứ ba hay tổ chức tập trung nào.
– Nguồn: Cryptoviet