Cuối tuần vừa qua đã đánh dấu một mốc quan trọng đối với đồng Bitcoin khi mà 80% số lượng đồng tiền này đã được “đào” để đưa vào lưu thông trên thị trường. Điều này có nghĩa là trên thế giới chỉ còn lại 20% Bitcoin còn có thể được khai thác. Giao thức của Satoshi Nakamoto là một trong những kỹ thuật đầu tiên cho thấy sự khan hiếm của tiền điện tử và trong tương lai gần thì việc sở hữu các loại tài sản số sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Chỉ còn lại 4.2 triệu Bitcoin để khai thác
Tính đến ngày 13 tháng 1 năm 2018, đã có 16.800.000 BTC đã được “đào” và hiện nay chỉ còn lại 20% để các thợ mỏ có thể khai thác. Khi Satoshi Nakamoto giới thiệu với công chúng về giao thức Bitcoin bằng cách tung ra bộ mã nguồn vào năm 2009, nguồn cung đối với đồng tiền điện tử này đã được đặt sẵn giới hạn là 21 triệu đồng và nó sẽ không bao giờ tăng lên. Cho đến nay thì kế hoạch này vẫn được bảo vệ bởi hệ thống các thợ mỏ tham gia vào mạng lưới để không ai có thể thay đổi nguyên tắc mà Nakamoto đã đặt ra.
Về mặt lý thuyết thì vẫn có những hoài nghi cho rằng có thể có cách để gia tăng nguồn cung bằng các chiến thuật như 51% hay Sybil attack. Tuy nhiên trên thực tế thì Bitcoin đã tồn tại hơn một thập kỉ qua và vẫn chưa ai phá vỡ được quy tắc giới hạn 21 triệu của loại tiền số này.
Giải quyết bài toán các vị tướng
Điều này đưa ra cho chúng ta cơ sở để tin rằng Shatoshi đã giải quyết được một trong những phương trình tính toán khó nhất- bài toán các vị tướng Byzantine- bài toán về vấn đề lỗ hổng bảo mật đã gây ra khó khăn cho các nhà khoa học máy tính trong nhiều thập kỉ.
Về cơ bản thì bài toán này tồn tại trong các mạng phân tán vì nó gây nên một số lỗi mặc định hoặc lỗi bảo mật làm cho các mạng này dễ bị tấn công. Điều này khiến cho các giao thức khó có thể chứng minh một điều gì khi mà trong mạng lưới đang có một vấn đề không có lời giải.
Với Proof-of-Work trong giao thức Bitcoin ban đầu, Satoshi đã tạo ra một phương thức hiệu quả giúp cản trở các cuộc tấn công toàn hệ thống bằng cách làm chúng tốn kém hơn và mất nhiều thời gian hơn. Lần đầu tiên trong giới điện toán số, Satoshi đã giới thiệu một tài sản mà không thể sao chép hoặc bị tiêu tốn gấp đôi. Đồng thời, ông đã đặt ra giới hạn đối với nguồn cung của nó và cho thấy sự khan hiếm đối với các loại tiền kỹ thuật số mà không có công nghệ nào trước đó làm được.
Vấn đề khan hiếm kĩ thuật số và sự suy giảm tiếp theo
Do chỉ có tất cả 21 triệu đồng Bitcoin nên việc nắm giữ loại tài sản này sẽ ngày càng khó khăn hơn khi nó càng trở nên khan hiếm. Trong hầu hết các trường hợp khi mà một loại tài sản bị giới hạn và không dễ để có thể tìm kiếm các nguồn cung cấp thêm, điều này sẽ tạo nên nhu cầu trên thị trường. Nguồn cung bitcoin cho thấy một khoảng cách đáng kể giữa số lượng đồng tiền này và số người muốn sở hữu nó. Phần lớn những người sở hữu bitcoin cho rằng việc khan hiếm sẽ làm cho giá trị của bitcoin tăng lên theo thời gian, và với việc 16,8 triệu đồng tiền này đã được “đào” cho đến nay, thì việc khai thác sẽ càng trở nên khó khăn hơn nữa.
Bên cạnh những trở ngại trong việc khai thác thì những máy đào sẽ phải được tăng cường khả năng xử lý một cách liên tục. Chỉ trong vòng 2 năm hoặc có thể ít hơn tùy thuộc vào tốc độ hashrate, việc giảm một nửa phần thưởng khi xử lí được một block Bitcoin đang đến gần hơn. Điều này có nghĩa là thay vì nhận được 12.5 BTC cho mỗi block xử lí được, những thợ đào Bitcoin sẽ chỉ nhận được 6.25 BTC trong hai năm tới. Sự đồng thuận của cả mạng lưới trong việc cứ qua bốn năm thì phần thưởng sẽ bị giảm đi một nửa sẽ làm cho việc sở hữu đồng bitcoin ngày càng khó khăn hơn thậm chí ngay cả với những bộ vi xử lý dữ liệu lớn trên thế giới. Tất cả chúng và công nghệ ASIC sẽ phải cải tiến trong hoạt động khai thác Bitcoin nếu muốn thu được lợi nhuận. Và tất nhiên là giá của mỗi đồng Bitcoin cũng cần phải cao hơn chi phí khai thác chúng.
Không giống với số lượng 100 tỷ đồng của Ripple, nguồn cung của Bitcoin chỉ là 21 triệu đồng
Một điều đáng lưu ý khác khi quan sát thị trường Blockchain rộng lớn đó là phát minh của Satoshi không giống với 1,300 đồng tiền kỹ thuật số khác đang tồn tại khi chỉ có 21 triệu đồng được tạo lập. Các loại tiền điện tử khác đã có hàng tỷ đồng được đưa vào lưu thông và hàng tỷ đồng khác đang được sử dụng trong các thuật toán hướng đến sự đồng thuận khác đơn giản hơn như Proof-of-Stake. Vì vậy, nhà sáng lập ra Bitcoin đã tạo ra một thứ độc đáo và hoàn toàn khác biệt so với các tài sản kỹ thuật số mà hiện nay chúng ta đang trao đổi. Không giống như máy MP3 hay những bộ phim điện ảnh kỹ thuật số, Bitcoin không thể sao chép được, và cuối tuần vừa rồi 16,8 triệu đồng tiền này đã được khai thác, lưu trữ và một số lượng lớn trong đó đã bị mất. Đối với các nhà đầu tư tiền điện tử, điều này làm cho phát minh của Satoshi ngày càng có giá trị hơn
Tham khảo : New.Bitcoin – Biên dịch bởi Quách Miêu – VnFintech