Trader là gì?
Trader có thể là cá nhân hoặc tổ chức làm việc trong ngành tài chính, với công việc là mua hoặc bán các sản phẩm tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hoặc các sản phẩm phái sinh với tư cách là đại lý (agent), là người tìm kiếm kênh phòng ngừa rủi ro (hedger), người giao dịch ăn chênh lệch (arbitrageur) hoặc người đầu cơ (speculator).
Điểm khác nhau giữa Trader và Investor ?
Trader (người giao dịch) và Investor (người đầu tư) thường khác nhau ở chỗ thời gian nắm giữ sản phẩm đầu tư. Investor sẽ nắm giữ sản phẩm lâu hơn nhiều so với Trader, vốn thường chỉ lướt sóng ngắn hạn.
Nhiệm vụ của Trader
Trader dù là dân nghiệp dư hay chuyên nghiệp, dù làm cá nhân (retail trader) hay thuộc tổ chức thì thường đều nhắm đến mục tiêu là lợi nhuận. Ngoài ra, có một số loại trader đặc thù như hedger thì mục tiêu là phòng ngừa rủi ro.
Các kiểu Trader
Có rất nhiều kiểu Trader nhưng có thể kể ra 1 số kiểu tiêu biểu như sau:
1. Day Trader – Trader trong ngày
Day Trader là người giao dịch các sản phẩm tài chính với thiên hướng là mua / bán và chốt lệnh trong cùng ngày, trước khi thị trường đóng cửa. Tùy vào cách thức giao dịch, day trader có thể vào vài lệnh đến hàng trăm lệnh mỗi ngày.
2. Floor Trader – Trader trên sàn
Floor Trader là thành viên của sàn giao dịch chứng khoán hoặc hàng hóa và thường giao dịch trên sàn với tài khoản riêng của họ. Floor Trader thường phải tuân thủ luật giống như những Specialist của sàn, những người trade đại diện cho người khác. Muốn làm floor trader thì phải tuân theo quy trình và có bằng cấp bắt buộc.
3. High Frequency Trader – HFT Trader
Đây là từ ngữ nổi tiếng thời gian gần đây. HFT Trader đa số sử dụng thuật toán và giao dịch với tốc độ cao và khối lượng giao dịch lớn nhằm ăn chênh lệch lời lỗ rất nhỏ, nhưng đánh nhiều lệnh trong 1 ngày và cuối cùng là kiếm được lơi nhuận lớn. Chiến thuật này thường nhắm đến tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro cao hơn nhiều so với các chiến thuật cổ điển là mua và nắm giữ. Các HFT Trader này thường đóng vai trò quan trọng tạo ra các cú flash crash – cú sập giá nhanh – trong thị trường thời gian gần đây.
4. Rogue Trader – Trader giả mạo
Rogue Trader thường là các Trader thuê và đặt lệnh thay mặt cho bên thuê mình (theo 1 điều khoản công việc nào đó) nhưng lại đặt những lệnh vượt quá thẩm quyền. Từ Rogue Trader này được sử dụng nhiều trong thị trường tài chính, nơi có nhiều Rogue Trader đã từng tạo ra những giao dịch đặc biệt lớn và không được sự đồng ý của công ty họ.
Ngoài ra còn có những kiểu Trader khác như Stock Trader của dân chứng khoán, hay phân loại Day Trader, Swing Trader, Position Trader….tùy theo thời gian nắm giữ lệnh.
Dù là kiểu Trader gì đi chăng nữa thì cũng nên nhớ, mục tiêu của chúng ta là quản lý rủi ro thật chặt chẽ và kiếm được lợi nhuận dài hạn trên thị trường
Tham khảo : TraderViet