Ứng dụng nhắn tin mã hoá phổ biến Telegram sẽ triển khai nền tảng Blockchain và đồng tiền điện tử của riêng mình, những nguồn tin thân cận với vấn đề này cho biết. Nền tảng mới sẽ được gọi với cái tên “The Open Network” hoặc “Telegram Open Network” (TON) và có thể sẽ dựa trên một phiên bản tốt hơn của công nghệ Blockchain.
Những thông tin ban đầu về nền tảng mới trên xuất hiện từ Anton Rozenberg, cựu nhân viên mảng Telegraph của Telegram. Rozenberg đã đăng tải một video mà anh cho biết chính là quảng cáo của nền tảng mới (nhưng lại không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của nó). Rozenberg cho biết TON sẽ hỗ trợ rất nhiều những người mà đang bị các chính phủ “áp bức”, vì họ từ giờ sẽ có thể chuyển tiền ngay qua ứng dụng nhắn tin Telegram. Điều này có thể giúp phá vỡ sự kiểm soát của nhà nước đối với tài sản tiền tệ của nhân dân, Rosenberg nhận định.
Theo tìm hiểu của CoinTelegraph thì đồng tiền điện tử sử dụng trong mạng lưới TON được gọi là “Gram”. Nền tảng mới sẽ tích hợp các ví light wallet, do đó không yêu cầu người dùng phải tải một Blockchain lớn và khó sử dụng về.
TON nhiều khả năng cũng sẽ không phải trải qua quá trình “khởi động” kéo dài như những nền tảng mới khác, đơn giản là ví ứng dụng Telegram hiện đã có đến 180 triệu người dùng toàn cầu, theo thống kê của Bloomberg.
Telegram hiện đã trở nên cực kì phổ biến trong cộng đồng Blockchain, giống như lời tự nhận của đồng sáng lập ứng dụng nhắn tin này là Pavel Durov:
Ngay lúc này, có vẻ như toàn Blockchain và cộng đồng người dùng tiền điện tử đã chuyển hết sang dùng Telegram.
Hiện những người đứng đầu Telegram vẫn chưa có phản hồi gì trước tin đồn về TON. Tuy vẫn chưa được chính thức xác nhận, thế nhưng sự hình thành nên Telegram Open Network diễn ra rất hợp lý với một bài báo trước đó trên Bloomberg, cho biết:
Durov xem Telegram như là một món quà từ thiện mà sẽ bắt đầu được tư lợi hoá từ đầu năm tới, nhưng chỉ đủ để phục vụ cho mục đích mở rộng mà thôi.
Mark Zuckerberg nước Nga
Nhà phát triển Pavel Durov đầy bí ẩn đã cùng anh mình ra mắt Telegram in 2013. Ứng dụng này khẳng định là mã hoá tin nhắn “từ đầu đến cuối”, khiến nó trở thành một công cụ cực hữu ích cho bộ phận “bất đồng chính kiến” và các công dân bình thường sống dưới các chế độ hà khắc. Thật vậy, theo Bloomberg, Telegram đang chiếm đến 40% lưu lượng Internet tại Iran. Chính phủ Iran bất lực trước tính năng bảo mật của app này đến nỗi họ đã kết án vắng mặt Durov với tội danh khủng bố.
Durov tuy vậy cũng chẳng mấy bận tâm trước bản án ấy, anh đã quá quen với việc phải đối đầu với các chính quyền. Hai anh em Durov đã cùng nhau lập nên mạng xã hội lớn nhất nước Nga VK – công ty mà hiện tại được định giá trên 3 tỉ USD. VK thực ra là có khá nhiều điểm tương đồng với Facebook, thế nhưng trong khi Mark Zuckerberg vẫn duy trì được sự kiểm soát của mình (nhờ lượng cổ phần khổng lồ), Pavel Durov thì lại không.
Khi anh từ chối giao nộp thông tin cá nhân người dùng lên cho giới chức Nga, Durov đã bị buộc phải bán hết cổ phần công ty VK cho một người thân cận của Tổng thống Putin. Do đó, trong khi Zuckerberg lựa chọn IPO, Durov thì lại đang sử dụng ICO để kiếm tiền từ phát minh của mình.
Sau khi bị ép phải bỏ VK, Durov rời nước Nga vĩnh viễn, mang theo bên mình 300 triệu USD và xấp xỉ 2.000 Bitcoin. Anh đem lượng tài sản đồ sộ của mình đến St. Kitts và Nevis, đầu tư rất nhiều tiền vào đấy để trở thành xin được quốc tịch tại đấy. Mặc dù vậy, Durov dành phần lớn thời gian sống tại Dubai.
Nhà đồng sáng lập ứng dụng Telegram Pavel Durov
Durov trước đây từng khẳng định Telegram không phải để bán, dù ở bất kì mức giá nào, vì quyền riêng tư của người dùng quá giá trị để có thể đem ra trao đổi:
Kể cả là đổi lấy 20 tỉ USD, tôi vẫn sẽ không bán nó. Đây là lời hứa trọn đời.
Tham khảo : Cointelegraph & Coin68