in

Tại sao Trung Quốc lại cấm các ICO ?

Trung Quốc đã ban hành một sắc lệnh khá cứng rắn hồi đầu tuần này. Trong một nghị định chung của nhóm cơ quan quản lí tài chính – bao gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Ủy ban Giám sát Quản lí Ngân hàng – các cơ quan đã cùng nhau đưa ra lập luận của riêng mình.

Trong đó đề cập đến hoạt động chào bán token kĩ thuật số như là “một hoạt động tài chính công khai trái phép và bất hợp pháp, bao gồm các vi phạm trong lĩnh vực tài chính như phân phối trái phép các khoản tín dụng tài chính, phát hành bất hợp pháp, bao gồm các vi phạm trong lĩnh vực tài chính như phân phối trái phép các khoản tín dụng tài chính, phát hành bất hợp pháp chứng khoán và huy động vốn trái phép, gian lận tài và có kế hoạch kim tự tháp”.

Đi sâu vào văn bản trên là 7 điểm chính về lí do tại sao Trung Quốc lại ban hành lệnh cấm này.

1. ICO đã vượt ngoài phạm vi kiểm soát

Với 1 tỷ USD là số tiền thu được từ các dự án Blockchain – rất nhiều trong số đó chỉ mới nằm trên phạm vi báo cáo White Paper và các chương trình marketing nói về một bước đột phá mới của loại tiền tệ Internet. Từ những người nổi tiếng như siêu sao boxing Floyd Mayweather cho đến siêu mẫu Paris Hilton, tất cả đang quảng bá cho hình thức ICO. Nhưng nếu không có sự cân bằng, ngành công nghiệp mới này sẽ phát triển vào các tổ chức huy động vốn trong hệ sinh thái này trước khi mọi thứ đi xa hơn nữa.

2. Nhiều ICO chỉ là lừa đảo

Rất đơn giản để hiểu rằng nhiều ICO hoạt động theo mô hình “pump and dump” hoặc kim tự tháp. Điều đó khiến mọi người đổ tiền vào thứ tài sản này hoặc một cơ hội và hi vọng tăng giá nhanh chóng. Chính bản thân nhà đầu tư cũng chưa chắc hiểu mình đang làm gì. Từ đó ICO trở thành một mảnh đất màu mỡ cho những kẻ lừa đảo có cơ hội kiếm tiền nhanh chóng.

3. Gây nguy hiểm cho nhà đầu tư bán lẻ

Khi bong bóng này vỡ tung, ai sẽ là người chịu thiệt hại ? Bằng cách kìm hãm ngành công nghiệp ICO, Trung Quốc có thể hạn chế những rắc rối đối với người tiêu dùng. Đó là lí do tại sao cần phải ban hành đạo luật chứng khoán.

4. Trung Quốc là cái nôi của mọi thứ, kể cả lừa đảo

Trung Quốc là tâm chấn của hội chứng Cryptocurrency. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm của Hiệp hội Tài chính Internet Quốc gia, các ICO tại Trung Quốc đã huy động được hơn 400 triệu USD thông qua 65 đợt chào bán ICO, với 100,000 nhà đầu tư. Điều đó đặt Trung Quốc vào vị trí đặc biệt nguy hiểm nếu bong bóng Cryptocurrency sụp đổ.

5. Trung Quốc muốn tạo ra một loại tiền tệ của riêng mình

Từ lâu chúng ta hầu hết đã nghe tin đồn về việc Trung Quốc muốn sở hữu một loại tiền thuật toán cho riêng mình. Nếu điều đó trở thành sự thật, Trung Quốc có thể kiểm soát được nền tảng mới này, hơn nữa là những lựa chọn Bitcoin và Ethereum trong hiện tại. Do đó có thể đây là một bước đi trong lộ trình này của Trung Quốc.

6. ICO đang đe dọa những đối thủ truyền thống

Trung Quốc muốn là kẻ chiến thắng trên thương trường. Nhìn chung thì các hoạt động đầu tư mạo hiểm đến từ nước ngoài luôn thất bại bởi không nhận được sự hỗ trợ của chính phủ. ICO được thiết kế để cạnh tranh với những đối thủ truyền thống, tạo ra một cách tiếp cận mới cho nguồn vốn đầu tư. Do đó chính phủ cần phải thận trọng trước tình trạng ICO mất kiểm soát là điều hiển nhiên.

7. Trung Quốc đang muốn làm nguội bớt giai đoạn này

Bằng cách xem ICO là bất hợp pháp thay vì có sự phân biệt giữa các loại chứng khoán không đăng kí và các loại token hoạt động trong những ứng dụng phân cấp. Trung Quốc đang hành động một cách cứng rắn. Đó là sự khác biệt với Mỹ khi chỉ định khái niệm giữa hai loại. Trung Quốc có thể chỉ đơn giản là cố gắng làm dịu bớt cơn sốt tiền thuật toán bằng một sắc lệnh tạm thời. Không có gì chắc chắn là lệnh cấm này là vĩnh viễn

Tham khảo : Bitcoinvietnamnews 

0 0 votes
Article Rating

Theo dõi
Thông báo về
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

[SCAM] eBay Shares là gì ? Đầu tư cùng eBay Shares nhận lợi nhuận 2- 4%/ngày. Thanh toán Manual

[SCAM] Iseiko – Dự án Questra Nhật Bản, Lợi nhuận lên tới 6.2%/tuần. Thanh toán Manual